BÀI 8 - ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

 

BÀI 8 - ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

1. Thuộc tính thẻ trong HTML

  • Thuộc tính giúp bổ sung thông tin, điều khiển cách hiển thị phần tử.
  • Cú pháp: tên_thuộc_tính = "giá_trị" (nằm trong thẻ mở).
  • Các thuộc tính cách nhau bằng dấu cách.
  • Thuộc tính style là một trong những thuộc tính thường dùng nhất, dùng để định dạng văn bản (màu, phông, kích cỡ, căn lề, khung…).



2. Định dạng trình bày văn bản

a) Định dạng tiêu đề

  • Dùng các thẻ <h1> đến <h6>, biểu thị mức độ quan trọng giảm dần.
  • Giúp người đọc dễ đọc lướt nội dung, hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang.


b) Định dạng đoạn văn

  • Thẻ <p> dùng để tạo đoạn văn, hiển thị trên dòng mới, có khoảng trống trước sau.
  • Thẻ <div> (dạng khối) và <span> (nội tuyến) dùng để nhóm nội dung và áp dụng định dạng.
  • Thẻ <br> dùng để xuống dòng, <hr> dùng để tạo đường kẻ ngang.


3. Các thẻ định dạng phông chữ

a) Kiểu chữ

  • Thẻ phổ biến:
    • <b>, <strong> → chữ đậm
    • <i>, <em> → chữ nghiêng
  • <strong><em> mang ý nghĩa ngữ nghĩa, nên dùng hơn <b><i>.
  • Thẻ <big>, <u> không còn được hỗ trợ trong HTML5, nên dùng thuộc tính style.


b) Phông chữ

  • Dùng thuộc tính style với các thuộc tính:
    • Màu sắc: color
    • Phông chữ: font-family
    • Cỡ chữ: font-size (đơn vị: px, mm, cm hoặc tên như small, medium…)
  • Có thể kết hợp nhiều định dạng trong cùng một thuộc tính style, cách nhau bởi dấu ;.


Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Lên đầu trang